Máy điều hòa, máy lạnh, thì chắc ai cũng biếtt Việc sử dụng điều hòa máy lạnh để điều hòa làm mát cho không gian thì chắc hẳng ai cũng sẽ biết. Nhưng về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Điều hòa máy lạnh như thế nào ra sao thì chắc có lẽ ít ai có thể biết đến .
Chúng ta hãy cùng nhau đi xem cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó như thế nào nhé
1.Cấu tạo của Điều hòa- máy lạnh
Điều hòa Máy Lạnh được cấu tạo chính bởi 02 phần dàn nóng và dàn lạnh
DÀN NÓNG của điều hòa MÁY LẠNH
Dàn nóng của điều hòa máy lạnh (dàn nóng điều hòa) là bộ phận mà ở đó nó trao đổi nhiệt độ cấu tạo bởi các lá nhôm và đồng ghép xít nhau nhằm mục đích tản nhiệt nhanh ra ngoài môi trường. Cho nên dàn nóng được đặt vị trí ngoài trời mưa gió tuy nhiên vị trí đặt dàn nóng còn phải tuân theo nhiều quy luật nếu dàn nóng đặt càng cao thì khả năng tản nhiệt của dàn nóng càng thấp. tránh các trường hợp để ngoài trời mặc kệ mưa gió bảo bùng dàn nóng sẽ mau hư và giảm rất nhiều tuổi thọ và khi lắp đặt cũng không nên lắp đặt dàn nóng tiếp xúc trực tiếp của các tia bức xạ mặt trời nó sẽ làm giảm hiệu quả tản nhiệt của dàn nóng.
Vị trí thích hợp để lắp dàn nóng đó chính là cao cách mặt tường10 cm, và khi đặt vị trí cần phải có vật cản phía trước, và phải có máy che .
Ống dẫn khí ga (ống đồng): Mỗi hãng sản xuất đều có một quy chuẩn sản xuất ống đồng riêng biệt, Ống dẫn gas hay tên gọi khác của ống đồng máy lạnh, đây là một trong những thiết bị quan trọng không thể thiếu khi lắp đặt máy lạnh. Ống đồng có tác dụng giúp gas lưu thông từ máy lạnh về cục nóng và ngược lại. Ống đồng này có nhiệm vụ liên kết giữa 02 bộ phận chính của máy lạnh đó là dàn nóng với dàn lạnh, là trung gian để chuyển môi chất lạnh từ dàn nóng vào dàn lạnh. Tùy theo mỗi loại cấu tạo của điều hòa mà khi lắp đặt máy lạnh người thợ sẽ sử dụng kích thước ống đồng khác nhau. Kích thước và độ dài của ống đồng khi lắp đặt máy lạnh có ý rất quan trọng đối với khả năng vận hành của máy nhưng lại không được nhiều người biết và để ý.
Khuyến cáo các Ống đồng cho máy lạnh nên chú ý sử dụng các loại sau:
– Với máy 1 HP (01 Ngựa) có đường kính bên ngoài 10 mm.
– Với máy 1.5 HP (1.5 Ngựa) có đường kính bên ngoài 10 mm hoặc 12 mm.
– Với máy 2 HP (2 ngựa) có đường kính bên ngoài 12 mm.
– Với máy 2.5 HP (2.5 nựa) có đường kính bên ngoài 12 mm hoặc 16 mm.
Dây điện Kết nối: Dây điện kết nối giữa dàn lạnh và dàn nóng để nhận tính hiệu kết nối với nhau để điều khiển thông qua dây điện, thường dây điện được đi chung và phía ngoài ống đồng
Cấu tạo chính dàn nóng: Dàn nóng bao gồm 2 bộ phận chính: máy nén và quạt kiểu hướng trục. Đây là một trong những bộ phận tiêu thụ nhiều điện năng của điều hòa.hao điện hay tiết kiệm điện của một cái máy điều hòa máy lạnh là do dàn nóng quyết định. Nó quan trọng có thể chiếm hơn 90% lượng điện tiêu thụ bạn. còn lại là điện năng tiêu thụ của dàn lạnh không đáng kể khoảng 5%.
- Máy nén hay còn gọi là lốc điều hòa không khí, máy đén có tác dụng hút môi chất trong dàn lạnh và sau đó nén áp suất thành dạng lỏng ở dàn nóng, quá trình này nén áp suất từ dạng lỏng sang dạng khí sẽ phát sinh nhiệt độ rất cao.
- Motor quạt: nó hoạt động trong quá trình chuyển đổi nén áp xuất tản nhiệt cho dàn ngưng ,cho nên khi máy điều hòa chạy , bạn đứng gần dàn nóng sẽ có luồng gió nhưng rất khô.
- Van tiết lưu điện tửcó nguyên tắc cấu tạo của các hãng cũng không giống nhau, mỗi nhà sản xuất họ sẽ thiết kế khác nhau. Nhiệm vụ chính của van tiết lưu là khi môi chất lạnh đi qua nó, thì nó sẽ chuyển những dung môi này từ thể lỏng sang thể khí.
- Dây điện động lực:Dây điện động lực hay còn gọi là dây điện nguồn. Dây này thường được nối trực tiếp với giàn nóng từ nguồn điện cung cấp. Tuỳ theo máy điều hòa có công suất như thế nào mà ở đó ta nên sử dụng nguồn điện 1 pha hay là 3 pha.