2020 Quạt điện – Cấu tạo, Nguyên lý, Các lỗi, Cách khắc phục, Cách sửa chữa

Quạt điện ngoài chức năng chính là tạo gió quạt còn có các chức năng khác như: hẹn giờ, tản gió theo hướng, chế độ gió ưu tiên,…Để bạn có thể những hiểu biết cơ bản về cấu tạo quạt điện, nguyên lý hoạt động của quạt điện xin giới thiệu cấu tạo đơn giản nhất của quạt giúp bạn nắm rõ hơn về quạt điện ngày nay.

Cấu tạo ngoài của thân quạt điện


Về cơ bản, một chiếc quạt điện cơ thông thường sẽ gồm các bộ phận sau: Cánh quạt, lồng quạt, động cơ quạt, thân quạt, đế quạt.

Cấu tạo quạt điện
Cấu tạo quạt điện

Động cơ quạt: động cơ quạt là bộ phận tạo động lực bằng điện thông qua nguyên lý điện từ . Động cơ chính là con tim tạo nên sức gió cho chiếc quạt. Động cơ quạt điện ngày nay được tạo ra với những tiêu chuẩn khắt khe về hiệu suất của động cơ, độ rung, tiếng ồn khi hoạt động. Chiếc quạt được coi là chất lượng tốt nếu như có độ rung, tiếng động yếu và ít tạo ra sức nóng.

Cánh quạt: là bộ phận trực tiếp tạo ra gió. Thông qua tác động quay của động cơ làm cánh quạt chuyển động, sự chuyển động này tạo nên sự chênh lệch áp suất giữa phía trước sau và từ đó tạo nên gió. Ngày nay một số mẫu cánh sau: loại 3 hoặc 5 cánh, loại cánh mỏng và cánh dày. Yếu tố tạo nên hiệu quả cho cánh đó là sức gió mạnh khi quạt chạy, thiết kế cánh sẽ quyết định điều này.

Thân quạt: Thân quạt là phần đỡ động cơ và cánh quạt giúp cho quạt đứng được đúng vị trí khi hoạt động. Thân quạt thường được thiế kế động có thể tháo lắp vào hoặc tháo ra khi cần thiết.

 Lồng quạt: là bộ phận đơn giản nhất của quạt nhưng lại có ý nghĩa quan trọng có tác dụng bảo vệ tránh nguy hiểm tới người sử dụng quạt, tránh những va chạm giữa quạt với người sử dụng.

Cấu tạo quạt điện – phần điện


  • Mô tơ: cuộn dây đồng quấn trên lõi sắt từ ( stator ) gồm nhiều tấm tole silic mỏng ghép lại với nhau để tránh dòng điện Phu – Cô.
  • Rotor: cũng được làm bằng nhiều lá thép mỏng ghép lại và có phần nhôm đúc nối với cốt thép để gắn cánh quạt và phần đuôi để tạo chuyển động cho bộ chuyển hướng.
  • Tụ điện để tạo ra dòng điện lệch pha.
  • Vỏ nhôm để ghép giữa rotor và stator.
  • Bạc thau có ổ giữ dầu bôi trơn để giảm lực ma sát.

Linh kiện quạt điện


Quạt điện


Cánh quạt là một loại quạt truyền năng lượng bằng cách chuyển đổi chuyển động quay thành lực đẩy. Cánh quạt điện giúp tạo ra sức gió, tùy mục đích sử dụng mà lựa chọn cánh quạt cho phù hợp. Cánh đỏ loại 3 cánh cho sức gió mạnh hơn loại cánh bản rộng, tuy nhiên không thích hợp sử dụng trong phòng ngủ.

Cánh quạt loại 3 cánh bản rộng

Cánh quạt loại 3 cánh kiểu truyền thống, bản rộng, chất liệu nhựa. Loại bình thường có giá 20.000đ, loại tốt, chất liệu nhựa dẻo có giá từ 50.000-70.000đ. Đặc điểm loại cánh này là sức gió ở mức trung bình khá. Ưu điểm là tiếng ồn tạo ra khi hoạt động không lớn, có thể nói là êm. Thích hợp sử dụng trong phòng ngủ.

Cánh quạt loại 3 cánh bản rộng
Cánh quạt loại 3 cánh bản rộng

Cánh quạt loại 3 cánh kiểu công nghiệp

Cánh quạt loại 3 cánh kiểu công nghiệp, bản hẹp. Giá bán từ 20.000đ-30.000đ tùy nơi. Loại cánh quạt này cho sức gió mạnh hơn so với loại cánh bản to (hơn khoảng 20%). Tuy nhiên, khi hoạt động độ ồn tạo ra từ cánh quạt cũng khá lớn. Thích hợp sử dụng nơi đông người như quán cà phê, nhà hàng, lớp học. Trong môi trường đông người ồn ào, tiếng gió do cánh quạt tạo ta hầu như mất hẳn nhưng mang lại gió mát hơn.

Cánh quạt loại 3 cánh kiểu công nghiệp
Cánh quạt loại 3 cánh kiểu công nghiệp

Cánh quạt loại 5 cánh

Cánh quạt loại 5 cánh
Cánh quạt loại 5 cánh

Cánh quạt loại 5 cánh bản nhỏ. Đây là loại cánh quạt mới xuất hiện trên thị trường được vài năm. Đặc điểm loại cánh quạt này là sức gió mạnh, độ ồn khi hoạt động tạo ra ít hơn loại 3 cánh. Có thể nói loại cánh này dung hòa ưu nhược điểm của 2 loại cánh quạt phía trên.

Cánh quạt loại 7 cánh

Cánh quạt loại 7 cánh
Cánh quạt loại 7 cánh

Dây đồng quấn motor


Dây đồng quấn motor
Dây đồng quấn motor

Phe gài trục


phe gài trục
phe gài trục

Tụ quạt


Tụ quạt
Tụ quạt

Motor quạt điện


Motor quạt điện
Motor quạt điện

Lốc quạt


Lốc quạt
Lốc quạt

Nguyên lý hoạt động của quạt điện


Khi có dòng điện chạy trong dây dẫn quấn trên lõi sắt từ ( hay gọi là phe silic ) được làm bằng tole silic mỏng ghép nhiều miếng lại với nhau sẽ tạo ra một lực tác động lên rotor . do vị trí các cuộn dây ( dây chạy và dây đề ) đặt lệch nhau và tác dụng làm lệch pha của tụ điện sẽ tạo ra trong lòng stator các lực hút không cùng phương với nhau . Vì 02 lực hút lệch nhau về thời gian và phương nên sẽ tạo ra trong lòng stator một từ trường quay làm cho rotor quay được.
Để thay đổi tốc độ của quạt người ta quấn trên đó một số vòng dây chung với cuộn chạy , khi dòng điện tăng lên hoặc giảm đi do thay đổi điện trở của cuộn dây sẽ tạo ra một từ trường mạnh hơn hay yếu hơn sẽ làm quạt chạy nhanh hơn hoặc chậm hơn.

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của quạt điện


Sơ đồ nguyên lý hoạt động của quạt điện
Sơ đồ nguyên lý hoạt động của quạt điện

Trên sơ đồ quạt điện gồm có 4 cuộn dây, 1 cuộn chạy, 2 cuộn số, 1 cuộn đề được bắt nối tiếp nhau.

  • Khi bấm chuyển số thì có 1 hoặc 2 trong cuộn số sẻ tham gia vào cuộn chạy [hoặc cuộn đề]
  • Khi bấm số 3 quạt chạy mạnh nhất.[chỉ có cuộn chạy đấu vào nguồn.]
  • Khi bấm số 2 quạt chạy trung bình. [cuộn chạy + 1 cuộn số vào nguồn.]
  • Khi bấm số 1 quạt chạy yếu. [cuộn chạy + 2 cuộn số vào nguồn.]
  • Cuộn chạy để tạo lực quay chính,cuộn số dùng giảm dòng tạo lực quay yếu hơn,cuộn đề +tụ đề dùng để khởi động tạo lực đẩy khi mới mở nguồn điện.
Sơ đồ mạch điện quạt điện
Sơ đồ mạch điện quạt điện

Giải thích ký hiệu sơ đồ cách đấu dây quạt bàn:

  • Nguồn điện: 220V – 50Hz xoay chiều
  • K0: Công tắc mặc định (số 0 – quạt không quay)
  • K1: Công tắc nấc 1 (số 1 – quạt quay mức nhỏ nhất)
  • K2: Công tắc nấc 2 (số 2 – quạt quay mức trung bình)
  • K3: Công tắc nấc 3 (số 3 – quạt quay mức mạnh nhất)
  • L0: Cuộn dây đề
  • L1, L2: Các cuộn dây số
  • L3: Cuộn dây chạy
  • C: Tụ điện thường trực

Ban đầu quạt bàn để số 0, khi chuyển công tắc sang các khóa 1, khóa 2, khóa 3 thì lần lượt cuộn dây tăng số vòng và tạo ra vòng quay với công suất mạnh hơn. Tụ điện là 1 phần quan trọng không thể thiếu trong sơ đồ điện xoay chiều này.

Cách sửa quạt điện


Quạt không chạy khi đã bật nút nguồn


Một ngày bạn nhấn nút nguồn bật nhưng không thấy quạt hoạt động. Nguyên nhân của sự cố này có thể là do nguồn điện không đảm bảo, động cơ quá tải hoặc van điều khiển bị hỏng.

Khắc phục: Để khắc phục sự cố này, trước hết bạn nên kiểm tra lại nguồn điện, cầu chì, và van điều khiển xem có đóng mở đúng cách chưa. Ngoài ra, có thể kiểm tra điện áp xem có phù hợp hay không. Sau khi xác định chính xác nguyên nhân có thể khắc phục tại chỗ hoặc đem đi sửa chữa bên ngoài.

Các nút bấm hoặc công tắc điều chỉnh tốc độ hỏng


Các nút bấm hoặc công tắc dùng lâu bị chai và có thể bị hỏng nên không bấm hoặc xoay được. Nguyên nhân là do ma sát nhiều trong quá trình sử dụng làm cho phần kim loại chỗ tiếp điện bị mòn, hoặc lâu ngày bị gỉ sét và bám bẩn nên khó tiếp điện.

Khắc phục: Để sửa lỗi, hãy dùng bình dầu bôi trơn WD40 để xịt vào các rãnh của các phím, nút bấm để làm sạch gỉ đồng và tẩy các chất bẩn, sau đó ấn nhả các nút nhiều lần cho đến khi được. Nếu là do kim loại chỗ tiếp điện bị bào mòn thì chỉ có thể thay nút mới.

Tuốc năng chuyển hướng bị gãy


Các tuốc năng (bộ chuyển hướng) chủ yếu dùng bằng nhựa nên khi dùng lâu và dùng lực quá mạnh rất dễ bị tuột ra hoặc gãy.

Khắc phục: Đối với trường hợp này, cách duy nhất là tra dầu mỡ bôi trơn các bánh răng bên trong sau đó mua cái vỏ nhựa tuốc năng mới lắp vào. Nếu không có thể thay luôn bộ tuốc năng. Liên hệ với các cửa hàng để mua hàng chính hãng.

Cánh quạt bị rơi ra


Cánh quạt tra vào động cơ quạt bằng một trục quay dạng xoắn ốc. Nếu sử dụng lâu, ma sát khi cánh quạt quay có thể làm cho trục quay bị mòn nên không giữ được cánh quạt khi lực quay quá lớn làm cánh bị rơi ra khỏi trục.

Khắc phục: Sự cố này chỉ có thể giải quyết triệt để bằng cách thay trục quay. Tuy nhiên, công việc này đòi hỏi có tay nghề, bạn nên đem ra cửa hàng chuyên nghiệp bên ngoài để sửa chữa.

Tiếng ồn của quạt quá lớn


Nếu quạt có tiếng ồn quá lớn thì nguyên nhân có thể là do ma sát giữa trục quay với bạc thau của máy gây ra tiếng ồn.

Để khắc phục cần tháo động cơ ra và tra dầu bôi trơn vào các vòng bi rồi thử lại.

Quạt bị nóng hơn bình thường


Đây là trường hợp khá phổ biến, nguyên nhân có thể do sử dụng quạt ở tốc độ tối đa trong thời gian liên tục quá lâu hoặc do mô-tơ quạt bị khô làm cho sự ma sát khi quay quá lớn gây ra tác dụng nhiệt.

Để làm cho quạt bớt nóng, cần lưu ý không nên sử dụng quạt ở tốc độ tối đa trong một khoảng thời gian dài. Tháo mô-tơ quạt và dùng dầu bôi trơn cho động cơ.

Quạt bị rung lắc mạnh


Các loại quạt đứng là quạt lửng quá cao có thể bị rung lắc sau một thời gian sử dụng. Nguyên nhân chủ yếu là do các ốc vít vặn, các khớp nối bị lỏng hoặc quạt được điều chỉnh ở độ cao không thích hợp.

Khắc phục: Lỗi này dễ dàng giải quyết bằng cách kiểm tra và vít lại các ốc vặn hoặc khớp nối cho chặt, không nên điều chỉnh quạt quá cao hoặc chạy với tốc độ tối đa.

Quạt quay chậm


Quạt chạy chậm có thể do bụi bám, khô dầu, hư bạc đạn hoặc điện trở thay đổi làm cho tụ điện bị hỏng.

Khắc phục: Đầu tiên thử dùng tay quay cánh quạt xem có bị mắc kẹt ở đâu không, nếu bị mắc kẹt thì vệ sinh lại trục vít, kiểm tra vòng bi để tra thêm dầu hoặc thay bi mới nếu có hư hỏng. Nếu vẫn chậm thì thử dùng thiết bị đo điện trở kiểm tra điện trở tại dây cắm và mô tơ, nếu chênh lệch quá lớn thì thay tụ mới.

Quạt Vào Điện Nhưng Không Chạy


Đối với các loại quạt có điện nhưng không quay, khi cắm vào ổ điện có phát ra tiếng è è nhưng các cánh quạt không hoạt động.Trường hợp này, chúng ta hãy tiến hành kiểm tra lần lượt từ phích cắm điện đến động cơ quạt. Kiểm tra xem nguồn điện có ổn định không, phích cắm, dây điện có bị đứt không, các công tắc điện có hoạt động bình thường không? Nếu phát hiện:

  • Công tắc quạt đã bị hư, hoặc ngắt mở không nhẹ, dễ dàng: ta nên dùng bình xịt WD40 (sản phẩm chống rỉ sét và bôi trơn) xịt vào, các chất bản sẽ nhanh chóng bị trôi đi. Sau đó ta bật/tắt các phím công tắc quạt nhiều lần để các thanh trượt hoạt động ấn/nhả nhẹ nhang, đồng thời các lớp rỉ sét bám trên các mặt vít tiếp điện sẽ được làm sạch lại.
  • Bộ hẹn giờ (timer) của quạt bị rỉ sét do không dùng đến trong một thời gian dài: Các mặt vít tiếp điện của  bộ timer này sẽ bị rỉ, ta nên xoay qua lại chúng vài lần để các bề mặt vít tiếp điện chạm vào nhau, khả năng tiếp điện của các mặt vít này sẽ tốt trở lại.

Cách Thay Trục Bạc Quạt Điện


Khi cắm điện vào, không thấy phát ra tiếng kêu thì nhiều khả năng quạt bị hỏng do lỗi đứt cầu chì nội (nằm trong bó dây). Cầu chì này thường bắt gặp ở các loại quạt tốt, thường nằm chung trong bó dây, là loại cầu chì nhiệt và dòng, có dạng vuông, dẹt và nhỏ. Các thông số của loại cầu chì này là 1A/250v/140 độ. Thông thường, quạt hoạt động đã lâu, cốt, bạc bị mòn gây nặng khi cánh quạt quay, làm nóng cả búi dây và khiến cầu chì bị đứt. Trường hợp này, chúng ta sẽ tiến hành thay trục bạc cho quạt.

Bạc thau và trục quay trong thời gian dài sẽ bị hao mòn, làm cho phần trục tiếp xúc của nó cùng bị mòn theo, ta phải thay cả trục quay và bạc thau.

  • Thay bạc thau: ta nên mua chung bát chụp cuộn dây quạt, thay cả hai để quạt hoạt động tốt, mà chi phí cũng không cao hơn bao nhiêu.
  • Thay trục quay: ta mua cây mới, cùng khích thước: có thể tháo cây cũ mang ra hàng, mua cái mới giống hệt vậy lắp vào. Cách thực hiện như sau: Dùng búa đẩy cây cũ ra khỏi phần cảm, trước khi tháo ra phải đo và nhớ chiều dài từ đầu trục đến cạnh đầu của khối rô-tơ, rồi đóng cây mới vào đúng vị trí cũ.
  • Thay cầu chì (nếu cần thiết): nếu không thay cầu chì mới, bạn có thể đấu tắt luôn. Tuy nhiên, nếu đấu tắt bỏ cầu chì đi, sau này quạt bị hư ta không thể dùng lại cuộn dây mà phải thay hẳn cuộn dây mới.

Cách Sửa Quạt Điện Kêu To


Khi cắm điện vào, quạt chạy nhưng phát ra tiếng kêu rè rè theo chu kỳ rất to. Đây là một lỗi rất khó chịu của quạt điện. Những trường hợp này cực hơn những trường hợp quạt treo tường không quay nhiều, vì lỗi khó phát hiện, tiếng kêu ồn ào này rất khó chịu, đặc biệt là vào ban đêm. Khi kiểm tra phần cơ hoàn toàn không phát hiện được lý do, cánh và lồng quạt vẫn tốt, không lỏng, không có chỗ cọ sát nào phát ra tiếng kêu.

Trường hợp này, thường do các búi dây chạm nhau, chỗ nối nhau không lót cách điện…xử lý rất mất công vì phải xả búi dây ra, tách chỗ bị chạm điện rồi lót giấy cách điện, trường hợp này, bạn nên mang ra tiệm sửa quạt điện để được thợ hỗ trợ.

Các Lỗi Khác Của Quạt Điện


Khi cắm điện vào, quạt vẫn không quay:  tình trạng giống như trên nhưng loại quạt nhà bạn không có cầu chì nội như loại phía trên, lý do hỏng thường là do bó dây ra từ stato bị bung (do dây chằng bị đứt vì cuộn dây quá nóng), hoặc do bị đứt dây điện chính vào cuộn dây. Các trường hợp này ta nên xử lý như sau:

  • Đứt dây điện chính vào cuộn dây: thường dây điện chính này có màu đen theo tiêu chuẩn của quạt. Khi đứt dây này, quạt sẽ không có điện vào quạt, ta tiến hành đấu nối lại và xử lý trục bạc để dùng tiếp.
  • Đứt dây chằng vì quá nóng: Cắt bỏ đầu nối dây vào cuộn dây, bỏ phần 5 sợi dây có màu sắc khác nhau đã bị cứng do chịu nhiệt độ cao, sau đó nối chúng lại như cũ theo màu sắc phù hợp. ta nên dùng keo cách nhiệt nối lại cẩn thận, quấn băng keo hoặc giấy ở chỗ các đầu dây và cuộn dây khi tiến hành nối lại, để tránh các dây bị chạm điện.

            Khi cắm điện vào, quạt quay rè rè, quay chầm chậm rồi quay nhanh, số lớn thì quay, số nhỏ thì không quay hoặc phải dùng tay quay cánh, xử lý như sau:

  • Quạt quay rè rè, lừ đừ một lát mới quay nhanh: kiểm tra trục, trục không nặng, cánh quạt quay trơn, nhẹ thì quạt đã hư tụ khởi động, hoặc tụ bị hư, bị giảm trị số. trường hợp này, ta thay một trục mới, nhỏ thêm dầu bôi trơn sau khi sửa là được.
  • Quạt không quay, kêu rè rè, phải dùng tay mới quay: trường hợp này quạt bị hư , nổ tụ khởi động, hoặc đứt, bung dây đề ở vị trí chỗ bó dây. Tháo ra quan sát thấy trụ bị cháy lòi dây ra ngoài. Trường hợp này ta phải thay tụ khởi động.
  • Quạt chạy được số lớn, số nhỏ không quay, hoặc quay được một lúc thì đứng lại: phần lớn lỗ này do thiếu dầu bôi trơn dẫn đến hư, khô tụ, cốt bị cháy do ma sát. Cách sửa quạt điện bị sát cốt là thay tụ, thay cốt và bôi trơn bằng dầu máy.

Cách sửa chữa 2 lỗi cơ bản khi sử dụng quạt


Đối với trường hợp cháy cuộn dây quạt


Ta nên thay cuộn mới, giá dao động trong khoảng 100 đến 300 ngàn đồng. Ta nên quan sát xem dây dẫn được lắp ở mặt trước hay sau và thực hiện đấu dây theo sơ đồ như sau:

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của quạt điện
Sơ đồ nguyên lý hoạt động của quạt điện

Đối với trường hợp hư bộ chuyển hướng do


  • Bánh răng quạt gãy: ở những model dùng bánh răng để chuyển hướng, chúng dẽ bị giòn gãy sau một thời gian sử dụng, ta nên mua cái mới thay vào và nhỏ dầu bôi trơn sau khi lắp lại.
  • Hư mô-tơ AC: ở model quạt dùng mô-tơ để chuyển hướng, ta cũng nên thay mới bằng một mô-tơ loại tốt, và phải chấm dầu nhờn vào trục. Do trục này làm nhiệm vụ đỡ toàn bộ phần trên của quạt, lại bị ma sát với nòng nhựa dẫn đến nhảy bánh răng của bộ chuyển hướng, hoặc làm cháy mô-tơ.

5 thói quen dùng quạt sai khiến bạn dễ bị bệnh


Để quạt thổi trực tiếp vào người, phía trên đầu


Khi luồng gió thổi trực tiếp vào người (với tốc độ quá lớn và khoảng cách gần) thì mồ hôi bốc hơi nhanh, nhiệt độ ngoài da giảm xuống rõ rệt. Còn phần không có gió, mồ hôi bốc hơi chậm, nhiệt độ ngoài da tương đối cao, mạch máu da giãn rộng. Lúc này sự tuần hoàn máu của cả cơ thể bị mất cân bằng nên dễ bị cảm cúm.

Ngoài ra khi để quạt thổi trực tiếp phải đầu, mặt cũng dễ khiến bạn bị đau đầu, chóng mặt, gây mệt mỏi căng thẳng… Bởi vậy, khi sử dụng quạt, bạn nên ngồi xa và cho quạt quay đều các hướng để tránh bị cảm lạnh.

Sử dụng quạt khi cơ thể đang ra nhiều mồ hồi


Bạn có thói quen đi từ bên ngoài nắng nóng bước vào nhà, hoặc sau khi chơi thể thao mồ hôi ra như tắm liền bật ngay quạt tốc thẳng vào người để giải nhiệt, đây lại chính là sai lầm rất lớn.

Khi vận động mạnh, các mạch máu đang giãn nở, mồ hôi tiết ra nhiều. Gió từ quạt sẽ làm quá trình bài tiết mồ hôi bị ngưng trệ, mạch máu co đột ngột vô cùng nguy hiểm.

Bạn nên lấy khăn khô lau sạch mồ hôi rồi bật quạt từ xa để làm mát từ từ để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ.

Chỉnh tốc độ quạt quá cao


Khi nhiệt độ môi trường vượt quá 30 độ, tức gần bằng với nhiệt độ cơ thể thì gió từ quạt thổi ra cũng là gió ở nhiệt độ cao. Vì vậy, bật quạt ở mức cao nhất sẽ làm cho nhiệt độ bề mặt da giảm, lỗ chân lông bít lại, mồ hôi không thoát được ra ngoài, cơ thể cảm thấy nóng hơn, dẫn đến mệt mỏi, kiệt sức và đau lưng.

Ngoài ra, khi sử dụng quạt thường xuyên thì bạn phải nhớ vệ sinh định kỳ cánh quạt, lồng quạt, trục quay mô tơ bạc thau… để thiết bị hoạt động hiệu quả. Một chiếc quạt bám đầy bụi bẩn sẽ không thể mang đến làn gió mát sạch cho gia đình, ngược lại còn nhanh giảm tuổi thọ sử dụng.

Sử dụng quạt trong thời gian dài


Quạt điện có chức năng điều tiết không khí trong phòng, giúp phòng thông thoáng hơn. Để quạt thổi lâu ở một vị trí sẽ không tốt cho cơ thể đồng thời khiến mô tơ nóng lên, trường hợp xấu nhất có thể làm cháy mô tơ.

Tốt nhất cứ 4-5 tiếng tắt cho quạt nghỉ 1 lần (thời gian khi khoảng 30 phút) để quạt không bị giảm tuổi thọ và bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng.

Đặt quạt sai vị trí


Lắp đặt quạt sai vị trí có thể làm giảm hiệu quả làm mát rõ rệt.

Với các loại quạt bàn, quạt hộp, quạt lửng và quạt đứng: Không nên đặt ở vị trí đầu gió khi trời đang nắng nóng, vì quạt sẽ thổi hơi nóng vào làm nhà càng nóng hơn. Tốt nhất bạn nên đặt một chậu nước (có thể thêm đá lạnh) phía trước quạt để thổi hơi mát cho căn phòng.

Quạt phun sương: Không đặt trong phòng ngủ, hay phòng có thiết bị điện tử, mà nên đặt ở phòng khách, không gian thoáng, đặt quạt phun sương cạnh ở lan can nhà, bạn sẽ tận hưởng được luồng không khí mát lạnh như gió tự nhiên.

Quạt treo tường: Không nên lắp quá cao sẽ giảm hiệu quả làm mát, lắp quá thấp sẽ làm giảm phạm vi làm mát. Nên cho quạt quay đảo chiều liên tục để làm mát đều khắp phòng hơn là bật nhiều quạt, vừa tốn điện vừa không làm mát hiệu quả.

Qua bài viết mong các bạn hiểu hơn về quạt và cách xử lý quạt khi bị lỗi ở nhà nhé!

Nguồn: Internet

Marketing : Đỗ Thắng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *